TIN TỨC

TRANG CHỦ/TIN TỨC/Độ tuổi nào cho trẻ học tiếng Anh là thích hợp?

Độ tuổi nào cho trẻ học tiếng Anh là thích hợp?

Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ về 2 thời điểm vàng và các bậc cha mẹ nên tham khảo để giúp con giỏi tiếng Anh hơn. 

Khi nào trẻ nhỏ nên bắt đầu học ngoại ngữ?

Nghiên cứu của GS. Christine Moon và cộng sự tại ĐH Washington, Mỹ đã cho thấy: Việc trẻ có khả năng phân biệt ngôn ngữ của mẹ hay dùng và ngoại ngữ (ngôn ngữ thứ 2) từ tuần thứ 30 của thai kì.

Những phát triển các tế bào não bộ liên quan đến ngôn ngữ sẽ tiếp tục giúp trẻ nhận biết môi trường ngôn ngữ bên ngoài. Vào lúc sinh, trẻ có thể đáp ứng lại những gì trẻ vừa nghe.

Trong các nghiên cứu về não bộ và ngôn ngữ, trẻ phát triển nhận biết các nguyên âm (a, e, i, o) trước, sau đó một số phụ âm đơn giản (b, n, d,..) và phụ âm ghép (ph, nh, kh,…). 

Trẻ só sự phân biệt rất rõ ràng về khác biệt về ngữ âm giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, ngay cả người lớn học và sử dụng ngoại ngữ nhiều năm đôi lúc sẽ có 1 vài sai sót, nhưng đối với trẻ là không có sự sai sót. 

Một trở ngại duy nhất là phải đến 3 tuổi trẻ mới phát triển tương đối khả năng nhận thức đầy đủ và sử dụng tốt các ngữ âm mặc dù tất cả những chuẩn bị như phân biệt ngữ âm điều đã sẵn sàng. Do đó, theo các chuyên gia ngôn ngữ, 3 tuổi mới thực sự là thời điểm học ngôn ngữ thứ 2 sau khi bé đã hoàn thiện hiểu về ngôn ngữ thứ 1 (tiếng mẹ đẻ).

Mẹ nên làm gì để trẻ học tiếng Anh tốt và thuận lợi?

Nếu bạn muốn trẻ nói 2 ngôn ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), hãy suy nghĩ đến 2 thời điểm khác nhau, nhưng rất quan trọng:

Thời điểm NỀN TẢNG: Được tính từ tuần thứ 30 của thai kì cho đến trẻ tròn 3 tuổi.

Thời điểm PHÁT TRIỂN: Là khi trẻ bắt đầu 3 tuổi trở về sau đến trước 7 tuổi. Một số chuyên gia cho rằng sau 7 tuổi trẻ có thể gặp khó khăn để thành thạo 2 ngôn ngữ một lúc. Lưu ý, chỉ là khó khăn, chứ không có nghĩa là không thể, do đó, ngoại ngữ đều có thể học ở bất kì độ tuổi nào, chỉ cần có phương pháp phù hợp.

Có một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm đó là: Liệu gia đình không có ai là người nói tiếng Anh hoặc cả cha lẫn mẹ đều không nói tiếng Anh, trẻ có thể nói được tiếng Anh giỏi?

Câu trả lời là: Nếu bạn là một người nói tiếng Anh giỏi hoặc bạn có chồng/ vợ là người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì việc chú ý hai thời điểm trên, trẻ có thể sử dụng hai ngôn ngữ thành thạo là rất dễ dàng.

Nhưng, nếu bạn không giỏi tiếng Anh hoặc không có ai là người nước ngoài nói tiếng Anh, thì trẻ cũng vẫn có cơ hội nói cả hai ngôn ngữ giỏi nếu bạn biết quan tâm đến giai đoạn phát triển của trẻ.

Cha mẹ nên làm gì trong hai thời điểm quan trọng này?

Thời điểm NỀN TẢNG: Lúc mang thai từ tuần thứ 30, bạn có thể chọn 1 trong những cách sau:

Nếu bạn là người sử dụng tiếng Anh giỏi, chọn 1-2 thời điểm trong ngày nói chuyện với bé bằng tiếng Anh, đơn giản kể bé nghe những gì bạn đang suy nghĩ, sử dụng dạng câu ngắn, nói rõ và cảm xúc, lâu lâu dùng tay xoa xoa nhẹ trên bụng.

Nếu bạn có chồng/ vợ nói tiếng Anh, bạn nói tiếng Việt, chồng/ vợ nói chuyện với trẻ bằng tiếng Anh. Lúc nói, bạn dùng câu ngắn, rõ và nên ngang tầm bụng của bạn sẽ làm trẻ dễ lắng nghe.

Nếu bạn hoặc chồng/ vợ bạn không ai nói được tiếng Anh, bạn có thể tham gia một lớp tiếng Anh giao tiếp dành cho bà bầu, đừng chọn chương trình luyện thi hay học hành căng thẳng, chỉ là giao tiếp đơn giản. Một tuần bạn chỉ cần đến lớp 4 buổi, mỗi buổi ít hơn 1 tiếng. 

Chọn lớp ít học viên, dưới 15 học viên để tăng cơ hội giao tiếp với thầy cô giáo. Không nhất thiết chọn giáo viên nước ngoài, chỉ cần họ nói chuyện và khả năng phát âm tốt. Bạn nhớ chọn lớp học gần nhà để tiện đi lại vì tuần thứ 30 là khá nặng nề rồi.

Nếu bạn hoặc vợ/ chồng không nói được tiếng Anh và cũng không có điều kiện lên lớp vì nhiều lí do, bạn có thể mở đĩa tiếng Anh cho trẻ nghe. Chọn các đoạn hội thoại ngắn như hội thoại trong TOEIC hoặc phần nghe session 1 và 2 trong IELTS. 

Mấy nội dung hội thoại này khá phù hợp nên bạn chép ra đĩa, mở đĩa bằng 2 loa hai bên, bạn ngồi ở giữa, bạn vừa nghe vừa cho bé nghe. Đừng nghe quá lâu, tầm 10 phút bạn bấm dừng 1 phút, sau đó nghe tiếp. Tối đa là 30 phút,  1-2 lần/ ngày là được.

Lúc sinh ra đến 12 tháng tuổi: Đừng nghĩ ngoại ngữ là phải học từ tiếng Anh này nọ, mà tuổi này giúp trẻ phân biệt các ngữ âm là điều rất quan trọng. Trẻ chưa cần học từ, mà là ngữ âm: nguyên âm đơn/ ghép và phụ âm đơn/ghép. Trẻ sẽ biết phân biêt các loại trên dễ dàng vì giai đoạn trước trẻ đã hấp thụ đầy đủ các loại âm này trong bụng mẹ.

Thực tế những điệu hát ru có thể phát triển ngôn ngữ vì những giai điệu hát ru theo lối vào vần của thơ lục, thơ bát sẽ tạo các “patterns” lập lại giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và toán học. Các nghiên cứu khoa học về các mẫu lặp lại này được chứng minh có liên quan đến khả năng phát triển não bộ của trẻ theo GS. Bergeson, ĐH Toronto, Canada. 

Do đó, nếu bạn biết hát ru hoặc trong gia đình ai biết hát thì đừng ngại hát ru bằng tiếng Việt cho trẻ ngay từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi. Lúc hát, bạn nhịp tay theo điệu vào vần cho trẻ hiểu.

Nếu bạn không biết hát ru thì mua đĩa hát ru về cho trẻ, bạn cũng học và nhẩm theo để thuộc và hát. Khi tự tin, thì tự hát là rất tốt.

Cũng chia 1-2 lần trong ngày nói chuyện tiếng Anh với trẻ hoặc mở một đĩa tiếng Anh cho trẻ và bạn cùng nghe. Có thể sử dụng đĩa lần trước.

Từ 1 tuổi đến hết 2 tuổi: Trẻ bắt đầu học nói và học đếm, màu sắc. Lúc này học câu, ghép câu ngắn là quan trọng.

Chọn 1-2 khoảng thời gian trong ngày cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua một số hoạt động vui chơi liên quan đến màu sắc, số đếm và hình dáng vật thể, ví dụ như chơi vẽ tranh, nặn đất sét, xếp hình… 

Bên cạnh đó, bạn có thể mở đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Anh hoặc đĩa gồm những đoạn hội thoại ngắn vui dành cho trẻ mầm non, mở bằng loa, thiết kế 2 loa 2 bên, để trẻ chơi trong không gian ở giữa. Không dùng thiết bị điện tử có màn hình để mở nhạc cho bé nghe.

Thời điểm PHÁT TRIỂN từ 3 – 7 tuổi:

Bạn có thể cho trẻ tham gia một lớp giao tiếp tiếng Anh (chỉ nói và chơi trong lớp, không học hành gì nặng nề cả) và nên cho trẻ tham gia lớp học đàn có phím (như đàn piano hay đàn organ) hoặc học đánh trống. 

Một điều cần lưu tâm là: Dù học gì cũng chỉ chơi là chính, chơi và hoạt động với ngôn ngữ tiếng Anh và chơi với những phím đàn. Theo Gs.Francois, ĐH INSERM and Aix-Marseille, Pháp, những nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa học ngoại ngữ và âm nhạc cùng với nhau sẽ làm tăng không gian và phát triển não bộ.

Theo afamily.vn

TIN LIÊN QUAN

09
Sep

0

Lời khuyên của những người đạt 7.5-8.5 IELTS

Để đạt được điểm cao trong kỳ thi IELTS, mỗi người đều chọn con đường riêng. Cùng khám phá con đường của nhữn...

15
Sep

0

165 tính từ cơ bản nhất trong tiếng Anh (Phần 4)

Sau đây là danh sách các tính từ quan trọng và phổ biến nhất trong tiếng Anh cùng ví dụ trong câu. Chỉ với 165 từ này t...

19
Sep

0

Học phát âm tiếng Anh, nên bắt đầu từ đâu

Bạn muốn học phát âm tiếng Anh, hãy bắt đầu từ kỹ năng nghe tiếng Anh và tập nhận diện âm thay vì bắt đầu từ h...

Được xây dựng và phát triển từ năm 2012, E-SPACE VIỆT NAM là đơn vị đầu tiên taị Việt Nam áp dụng mô hình dạy và học "1 THẦY 1 TRÒ". Đến nay Trung tâm đã thu hút hơn 10.000 học viên trên khắp cả nước theo học để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng đã tin tưởng lựa chọn E-Space Viet Nam là đối tác đào tạo tiếng Anh chính: Tập đoàn dầu khí Viet Nam, Tập đoàn FPT, Harvey Nash Viet Nam, Vietglove...

THƯ VIỆN

2789
3569 Lượt tải

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO DOANH NGHIỆP

Zalo